1. Chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi (NCT)

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cũng như giảm thiểu các bệnh tật, vấn đề về chế độ ăn uống của người cao tuổi cần được quan tâm lưu ý như sau:

• Người cao tuổi không nên ăn một bữa quá no.

• Cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ( thành 5 hoặc 6 bữa trong ngày) để dưỡng chất dễ hấp thu hơn.

• Cần lựa chọn thực phẩm tươi mới, các món ăn nên được chế biến đa dạng và thay đổi thường xuyên để tạo cảm giác thèm ăn.

• Luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất, Tuy nhiên, thành phần mỗi chất cần cân chỉnh cho phù hợp với người cao tuổi.

• Chế độ ăn mỗi ngày cần có nhiều rau, củ, quả, trái cây tươi và giảm bớt thịt.

• Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vi khoáng chất

• Không nên ăn nhiều nội tạng của động vật như tim, lòng, gan, dạ dày...

• Nên ăn nhiều hơn các loại cá, cua, tôm.

• Giảm bớt lượng chất béo trong mỗi bữa ăn.

• Không ăn nhiều đồ ngọt.

• Không ăn mặn và chua quá.

2. Phòng ngừa hít sặc cho người bệnh cao tuổi

Người cao tuổi (NCT) có nguy cơ bị hít sặc rất cao do quá trình lão hóa, người có chế độ sinh hoạt tại giường, người có rối loạn nuốt... có thể sảy ra tình trạng hít sặc khi ăn uống. Hít sặc thường rất nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại di chứng rất nặng nhất là ở người cao tuổi . Khi chăm sóc cho người bệnh có sonde dạ dày nuôi dưỡng, cần lưu ý để người bệnh nằm đầu cao khoảng 30-450, tránh nằm đầu thấp dễ gây sặc. NCT phải ngồi khi ăn, không được nằm khi ăn hoặc uống; phải gập cổ khi nuốt.

2.1. Đối với ăn ngồi bằng ghế: Ngồi sâu vào lòng ghế; cùi chỏ để ở độ cao ngang mặt bàn; chân để thẳng, lòng bàn chân chạm đất; cạnh bàn cách cơ thể một nắm tay; đầu hơi cúi về phía trước.

2.2. Đối với ngồi thẳng lưng trên giường: Kê gối dưới đầu gối người bệnh; nâng cao đầu giường (900); Kê gối sau lưng (nếu cần).

2.3. Trường hợp người bệnh phải nằm ăn tại giường: Kê gối dưới đầu gối người bệnh; nâng cao đầu giường 600; Kê gối dưới hông bên liệt, bên lành thấp hơn bên liệt.

Thức ăn cho NCT cần được cắt nhỏ, nấu mềm, lỏng hoặc xay nhuyễn nếu bệnh nhân không nhai được, bón từng thìa nhỏ cho người bệnh ăn (nếu NCT tự nuốt được). Với người bệnh ho sặc, thức ăn, uống cần được chế biến đặc hơn do chất lỏng chảy nhanh hơn khiến người bệnh dễ sặc. Tránh cho NCT ăn những thức ăn dai, trơn, độ kết dính cao.

Không xem ti vi, đọc báo, đọc sách, không nói chuyện, nhất là không được cười nói khi nhai... làm mất tập trung khi đang ăn, uống.

Tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định và phải vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh viêm phổi hít phải.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh cao tuổi mà mọi người nên lưu lại để chăm sóc ông bà, cha mẹ mình tốt hơn. Mong rằng bài viết cung cấp được những điều bạn đang quan tâm và đang tìm kiếm cho ông, bà, cha mẹ mình.

Nguồn: khoa Lão học

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tạp chí số 68 suckhoenguoicaotuoi.edu.vn.

Đề tài nghiên cứu của Tiến sĩ Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh - PGĐ trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh.

Khuyến cáo số 224 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang về phòng ngừa hít sặc.